Các kỳ thủ hàng đầu trong lịch sử shogi Kỳ thủ chuyên nghiệp (Shogi)

Các kỳ thủ có kinh nghiệm sở hữu danh hiệu

Có thể tham khảo thêm các trang sau đây:

Các kỳ thủ mạnh nhất lịch sử

Phục vụ dưới trướng Tướng quân Tokugawa Ieyasu. Ông xưng là Tướng kỳ sở (将 (しょう)棋 (ぎ)所 (どころ), shōgidokoro?) và được xem là Danh Nhân đầu tiên trong lịch sử. Ông là tổ của gia tộc Ōhashi - dòng chính của 3 gia tộc iemoto của bộ môn shogi (2 gia tộc còn lại là Chi Ōhashi và Itō). Ông sống ở thời Chiến quốc và đầu thời Edo.Thất thế Danh Nhân, được mệnh danh là "Quỷ Sōgan". Ông cũng được biết đến từ các tác phẩm cờ chiếu hết, và đã dâng tác phẩm của ông "Tướng kỳ vô song" cho gia tộc Tướng quân.Cửu thế Danh Nhân, được mệnh danh là "Quỷ". Người ta nói rằng "Trước Sōei chưa từng có Sōei, sau Sōei cũng sẽ không bao giờ có Sōei". Với phong cách chơi cờ rất khó đánh bại, ông được mệnh danh là "Ông tổ của Shogi hiện đại". Ông hoạt động vào cuối thời Edo.Mặc dù ông không phải là thành viên của 3 gia đình iemoto và cũng không được tấn phong Danh Nhân, ông được tôn vinh bởi kỳ lực phu thường của mình và được mệnh danh là "Kỳ Thánh". Ông hoạt động vào thời kỳ Mạc mạt.Kỳ thủ chuyên nghiệp hoạt động từ cuối thời Minh Trị đến đầu thời Chiêu Hòa. Ông được truy tặng danh hiệu Danh Nhân và Vương Tướng. Cuộc đời ông đã được chuyển thể thành một số bộ phim điện ảnh.Thập tam thế Danh Nhân. Ông hoạt động từ cuối thời Minh Trị đến đầu thời Chiêu Hòa và là kỳ phùng địch thủ của Sakata Sankichi. Ông thiết lập hệ thống Danh Nhân thực lực và bản thân ông thoái vị Danh Nhân.Danh Nhân thực lực đời thứ nhất (tổng cộng 8 kỳ giành danh hiệu Danh Nhân). Ông là Thập tứ thế Danh Nhân. Ông được mệnh danh là "Tướng quân Bách thắng". Ông hoạt động trong khoảng trước và sau Thế chiến 2.Người đầu tiên độc chiếm Tam quán. Ông giành tổng cộng 7 kỳ danh hiệu (trong đó có 2 kỳ Danh Nhân). Ông sáng tạo ra các chiến pháp khai cuộc gọi là "Tân thủ nhất sinh".Ông đoạt Tam quán từ Masuda và là người tiếp theo độc chiếm Tam quán, sau đó là Tứ quán và Ngũ quán. Ông giành tổng cộng 80 kỳ danh hiệu (trong đó có 18 kỳ Danh Nhân). Ông là Thập ngũ thế Danh Nhân, hoạt động trong thời gian dài vào thời kỳ Chiêu Hòa và thiết lập nên Thời đại Ōyama. Ông giành chiến thắng tổng cộng 1.433 ván đấu (thứ 2 lịch sử). Ông là kỳ thủ lớn tuổi nhất giành 19 kỳ danh hiệu liên tiếp và 50 lần liên tiếp tham gia trận tranh danh hiệu (66 tuổi) cũng như trụ lại Hạng A Thuận Vị Chiến (69 tuổi).Ông giành tổng cộng 8 kỳ danh hiệu (trong đó có 1 kỳ Danh Nhân), trở thành kỳ thủ trẻ nhất lên chuyên vào năm 14 tuổi, kỳ thủ trẻ nhất thăng lên hạng A vào năm 18 tuổi và kỳ thủ trẻ nhất khiêu chiến danh hiệu Danh Nhân vào năm 20 tuổi. Ông giành được 149 ván thắng ở Hạng A Thuận Vị Chiến (nhiều nhất lịch sử), trụ lại Hạng A khi ông 62 tuổi (lớn tuổi thứ 2 trong lịch sử), cũng như trở thành kỳ thủ đầu tiên đạt 1.000 ván thua, kỳ thủ đầu tiên hoạt động chuyên nghiệp trong vòng 60 năm liên tiếp, và đã thi đấu 2505 ván đấu trong sự nghiệp (nhiều nhất lịch sử). Được mệnh danh là "Thiên tài từ thời Thần Vũ".Ông đã giành được Tứ quán và giành tổng cộng 19 kỳ danh hiệu (trong đó có 1 kỳ Danh Nhân). Ông là Vĩnh thế Kỳ Thánh. Khi ông 49 tuổi, ông trở thành kỳ thủ lớn tuổi nhất trong lịch sử giành danh hiệu Danh Nhân (Danh Nhân 50 tuổi). Ông đã đối đầu với Nakahara Makoto trong 187 ván đấu, thiết lập kỷ lục số trận đối đầu cao nhất trong lịch sử. Thời kỳ này cũng được gọi là Thời đại Nakahara - Yonenaga. Phong cách tàn cuộc bền bỉ của ông mệnh danh là "Phong cách Đầm lầy".Ông đã giành được Ngũ quán (và đã khiêu chiến danh hiệu Kỳ Vương của Katō Hifumi để độc chiếm Lục quán nhưng đã bị ngăn chặn). Ông giành tổng cộng 64 kỳ danh hiệu (trong đó có 15 kỳ Danh Nhân) và là Thập lục thế Danh Nhân. Ông hoạt động từ cuối thời Chiêu Hòa đến đầu thời Bình Thành và lần lượt giành các danh hiệu từ tay Ōyama. Vào mùa giải 1967, ông giành được tỉ lệ thắng kỷ lục 0.855 (cao nhất lịch sử). Phong cách thi đấu của ông được mệnh danh là "Phong cách Tự nhiên".Ông đã giành được Tứ quán, giành tổng cộng 27 kỳ danh hiệu (trong đó có 5 kỳ Danh Nhân), và là Thập thất thế Danh Nhân. Vào năm ông 21 tuổi, ông trở thành kỳ thủ trẻ tuổi nhất giành danh hiệu Danh Nhân. Phong cách tấn công tốc độ của ông ở tàn cuộc được mệnh danh là "Cờ tàn tốc độ ánh sáng".Ông là kỳ thủ đầu tiên độc chiếm Thất quán cũng như là kỳ thủ đầu tiên giữ danh hiệu Vĩnh thế Cúp NHK. Ông đã giành tổng cộng 99 kỳ danh hiệu (trong đó có 9 kỳ Danh Nhân), đủ điều kiện giữ danh hiệu Thập cửu thế Danh Nhân cũng như 6 danh hiệu Vĩnh thế còn lại (trừ Vĩnh thế Duệ Vương) và giữ danh hiệu lớn trong vòng 27 năm liên tiếp (dài nhất lịch sử). Ông cũng đã giành danh hiệu Vương Tọa liên tiếp 19 kỳ (tổng cộng 24 kỳ), và giành chức vô địch Cúp NHK 4 lần liên tiếp (tổng cộng 11 lần). Ông cũng là kỳ thủ đầu tiên trong lịch sử giành được 1.500 ván thắng (vẫn đang cập nhật tiếp). Ông là nhân vật dẫn đầu "Thời đại Habu" hoạt động trong thời kỳ Bình Thành.Ông đã giành tổng cộng 13 kỳ danh hiệu (trong đó có 2 kỳ Danh Nhân). Ông đủ điều kiện giữ danh hiệu Vĩnh thế Kỳ Thánh. Người ta nói rằng ông có thể "đọc được 100 triệu lẻ 3 nước đi trong vòng 1 giây".Ông đã giành tổng cộng 12 kỳ danh hiệu (trong đó có 8 kỳ Danh Nhân), và đủ điều kiện giữ danh hiệu Thập bát thế Danh Nhân. Ông là kỳ phùng địch thủ của Habu tại Danh Nhân Chiến. Phong cách chơi chắc chắn của ông được mệnh danh là "Thiết bản lưu".Anh đã giành tổng cộng 31 kỳ danh hiệu (trong đó có 3 kỳ Danh Nhân), và đủ điều kiện giữ các danh hiệu Vĩnh thế Long Vương và Vĩnh thế Kỳ Vương. Từ khi 20 tuổi, anh đã giữ danh hiệu Long Vương 9 kỳ liên tiếp.Anh là người thứ 9 trong lịch sử giành được Tam quán, và là người thứ 4 trong lịch sử cùng lúc giữ Long Vương - Danh Nhân. Anh là kỳ thủ toàn diện, được mệnh danh là "không có điểm yếu ở cả khai, trung và tàn cuộc".Anh trở thành kỳ thủ trẻ tuổi nhất thăng lên Tứ đẳng và lên chuyên (14 tuổi 2 tháng) và bắt đầu sự nghiệp bằng chuỗi bất bại, lập kỷ lục chuỗi 29 ván thắng liên tiếp (nhiều nhất lịch sử), giành chức vô địch giải đấu dành cho tất cả kỳ thủ chuyên nghiệp và cả danh hiệu, cũng như thăng lên Cửu đẳng khi còn ở tuổi vị thành niên, là người thứ 4 trong lịch sử giành Ngũ quán, người thứ 5 trong lịch sử cùng lúc giữ Long Vương - Danh Nhân, người thứ 2 trong lịch sử giành Thất quán và phá nhiều kỷ lục kỳ thủ trẻ tuổi nhất khác.

Các kỳ thủ nghiệp dư nổi bật

Được xem là người sáng tạo ra thành Gangi. Nổi tiếng với "Ván đấu thổ huyết Koreyasu" đối đầu với Itō Sōgan Đệ nhất.Là Danh Nhân nghiệp dư tại Danh Nhân Chiến nghiệp dư toàn Nhật Bản lần thứ 34-35. Ông cũng giành chức vô địch Giải Vô địch thực lực nghiệp dư Nhật Bản Yomiuri. Được mệnh danh là "Sát thủ Shinjuku" hay "Kẻ hạ bệ kỳ thủ chuyên nghiệp".

Kỳ thủ học trung học

Tính đến năm 2023, có 5 kỳ thủ sau đây lên chuyên (thăng lên Tứ đẳng) tại thời điểm đang hòa học sinh Trung học[33][34][lower-alpha 29]

  1. Fujii Sōta (lên chuyên năm 2016 - 14 tuổi 2 tháng, kỳ thủ chuyên nghiệp đầu tiên sinh vào thế kỷ 21, hiện đang tại vị Danh Nhân)
  2. Katō Hifumi (lên chuyên năm 1954 - 14 tuổi 7 tháng)
  3. Tanigawa Kōji (lên chuyên năm 1976 - 14 tuổi 8 tháng)
  4. Habu Yoshiharu (lên chuyên năm 1985 - 15 tuổi 2 tháng)
  5. Watanabe Akira (lên chuyên năm 2000 - 15 tuổi 11 tháng)

Trong số các kỳ thủ nói trên, Tanigawa và Fujii là hai kỳ thủ lên chuyên vào năm lớp 8 (Katō lên chuyên vào năm lớp 9 vì sinh sớm). Fujii lập kỷ lục chuỗi 29 ván thắng khi vẫn đang là học sinh trung học. Cũng trong thời gian này Fujii được thăng Lục đẳng và giành chức vô địch giải đấu dành cho tất cả kỳ thủ chuyên nghiệp[35]. Tất cả 5 kỳ thủ nói trên đều đã từng giành danh hiệu Danh Nhân và các danh hiệu khác, với Fujii là kỳ thủ trẻ tuổi nhất giành danh hiệu Danh Nhân (20 tuổi 10 tháng) cũng như kỳ thủ trẻ tuổi nhất giành danh hiệu (17 tuổi 11 tháng).Sau đây là danh sách các kỳ thủ thăng lên Tứ đẳng năm 16 tuổi sau các kỳ thủ nói trên. Dữ liệu cho thấy các kỳ thủ lên chuyên sớm thường là các kỳ thủ xuất sắc.

  1. Sasaki Yūki (lên chuyên năm 16 tuổi 1 tháng) (hiện đang thi đấu ở Hạng A Thuận Vị Chiến)
  2. Tsukada Yasuaki (lên chuyên năm 16 tuổi 3 tháng) (từng thi đấu ở Hạng A, từng giành danh hiệu Vương Tọa)
  3. Abe Kōru (lên chuyên năm 16 tuổi 5 tháng)
  4. Moriuchi Toshiyuki (lên chuyên năm 16 tuổi 7 tháng) (đủ điều kiện giữ danh hiệu Thập bát thế Danh Nhân)
  5. Yashiki Nobuyuki (lên chuyên năm 16 tuổi 8 tháng) (giữ kỷ lục kỳ thủ trẻ nhất giành danh hiệu đến khi Fujii phá kỷ lục, từng thi đấu ở Hạng A, từng giành danh hiệu Kỳ Thánh)
  6. Ōyama Yasuhiro (lên chuyên năm 16 tuổi 9 tháng) (Thập ngũ thế Danh Nhân)
  7. Masuda Yasuhiro (lên chuyên năm 16 tuổi 10 tháng) (hiện đang thi đấu ở Hạng B tổ 1)
  8. Toyoshima Masayuki (lên chuyên năm 16 tuổi 11 tháng) (từng giữ Long Vương - Danh Nhân, kỳ thủ đầu tiên sinh vào niên hiệu Bình Thành)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kỳ thủ chuyên nghiệp (Shogi) https://mainichi.jp/articles/20230522/k00/00m/040/... https://megalodon.jp/2020-0815-1946-08/https://new... https://news.yahoo.co.jp/expert/articles/8c67ab334... https://web.archive.org/web/20220510223158/https:/... https://www.shogi.or.jp/about/information_disclosu... https://shogipenclublog.com/blog/2016/03/28/taniga... https://web.archive.org/web/20200218132336/https:/... https://www.yomiuri.co.jp/igoshougi/ryuoh/20200218... https://www.shogi.or.jp/match/dan_provisions/ https://www.shogi.or.jp/match/junni/rules.html#fre...